Thông tin liên hệ

Gallery

Lão hóa - Bài 1 - Lão hoá và các mốc lịch sử nghiên cứu

Lão hoá là một quá trình sinh học tự nhiên, không thể đảo ngược xảy ra trên tất cả các cơ quan và ở tất cả các loài. Các thống kê nghiên cứu y học cho thấy tỷ lệ mắc các bệnh mạn tính không lây nhiễm đặc biệt liên quan tới tuổi tác như bệnh thoái hóa thần kinh, bệnh tim mạch, bệnh chuyển hóa, bệnh cơ xương và bệnh hệ thống miễn dịch tăng cao vọt do dân số già hóa nhanh chóng và là nguyên nhân tử vong hàng đầu.

Vì lão hóa là một trong những yếu tố nguy cơ đầu tiên đối với hầu hết các bệnh mãn tính, các nhà khoa học đã dự đoán rằng sự hiểu biết về quá trình lão hóa sẽ giúp việc xác định các mục tiêu điều trị cho các bệnh liên quan đến tuổi tác đồng thời phát triển các hợp chất dược lý phù hợp để sử dụng trên lâm sàng sẽ được phê duyệt trong tương lai. Hơn nữa, nghiên cứu sâu về cơ chế bệnh sinh của lão hóa cho phép xác định các biện pháp can thiệp giúp tăng cường sức khỏe và tuổi thọ (chẳng hạn như hạn chế calo, cấy ghép tăng cường hệ vi sinh vật đường ruột và can thiệp dinh dưỡng) hay các phương pháp điều trị lâm sàng cho các bệnh liên quan đến lão hóa (làm giảm các tế bào lão hóa, liệu pháp tế bào gốc, chất chống oxy hóa) điều trị chống viêm, và liệu pháp thay thế hormone… có thể làm giảm tỷ lệ mắc và phát triển các bệnh liên quan đến lão hóa và từ đó thúc đẩy quá trình lão hóa khỏe mạnh và kéo dài tuổi thọ.

Các mốc sự kiện lịch sử nổi bật trong quá trình nghiên cứu sự lão hoá

Lão hoá và các mốc lịch sử nghiên cứu

1925: cường độ ánh sáng ảnh hưởng tới tỉ lệ phát triển và kéo dài sự sống của Drosophila
1939: hạn chế calo ảnh hưởng tới lão hoá và tuổi thọ trên chuột
1947: dân số già hoá, tỉ lệ tử vong do tiểu đường tăng cao 
1950: RDH và lão hoá
1956: học thuyết gốc tự do và lão hoá
1961: phát hiện nguyên bào sợi có thời gian sống giới hạn
1967: PD và tuổi già
1970: PD và tuổi già
1972: học thuyết ty thể là lão hoá
1973:khả năng Ôxi hoá giảm theo tuổi
1983: phân lập lần đầu tiên những đoạn gen quy định lão hoá
1984: thay đổi cấu trúc phụ thuộc độ tuổi ở cơ tim
1988: đột biến DNA ti thể thúc đẩy quá trình lão hoá
1989: thiếu hụt khả năng oxi hoá của cytochrome liên quan tới lão hoá tế bào cơ tim
1990: các đột biến trên DNA ti thể trong bệnh cơ tim
1991: đột biến DNA ti thể trong tế bào gan người liên quan tuổi thọ
1992: đột biến DNA ti thể được tăng lên trong não người già
1993: đột biến daf-2 gây ra chậm lão hoá trên C-elegans
2004: chuột thiếu hụt enzyme polymerase DNA ti thể cho kiểu hình lão hoá sớm
2006: suy yếu biểu hiện gen trên ti thể dẫn đến tuổi thọ ngắn lại
2009: xoá gen TOR1 kéo dài tuổi thọ
2013: Metformin kéo dài tuổi thọ trên chuột
2014: NAD+ và lão hoá sớm
2018: thử nghiệm chống lão hoá đầu tiên trên người
2022: single cell RNA-seq trên HP

Dự đoán tương lai:

  • Các dấu ấn sinh học và mục tiêu
  • Các thuốc điều trị chống lão hoá
  • Liệu pháp phòng và chữa bệnh trên các bệnh lão hoá
  • Cải thiện sức khoẻ toàn diện
Tiếng Việt